Chính trị Quần_đảo_Virgin_thuộc_Mỹ

Bản đồ Quần đảo Virgin thuộc Mỹ

Quần đảo Virgin thuộc Mỹ là lãnh thổ có tổ chức chính quyền nhưng chưa sáp nhập của Hoa Kỳ. Mặc dù dân cư trên đảo là công dân Hoa Kỳ nhưng họ không thể tham gia bầu cử tổng thống.

Các đảng chính trị chính của Quần đảo Virgin thuộc Mỹ là Đảng dân chủ Quần đảo Virgin, Phong trào Công dân Độc lậpĐảng Cộng hòa Quần đảo Virgin. Các ứng cử viên khác ra tranh cử như ứng cử viên độc lập.

Ở cấp độ quốc gia, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ bầu một đại biểu vào Quốc hội Hoa Kỳ từ đơn vị bầu cử tự do của quần đảo. Tuy nhiên, đại diện được bầu, chỉ có thể bỏ phiếu trong ủy ban thuộc Quốc hội Hoa Kỳ nhưng không được tham gia bỏ phiếu tại trong sàn nhà Quốc hội. Đại diện Hạ viện hiện thời là Donna Christensen (đảng Dân chủ).

Ở cấp bậc lãnh thổ, có 15 Thượng nghị sĩ; 7 từ Quận Saint Croix, bảy từ Quận Saint Thomas và Saint John, và một thượng nghị sĩ tự do phải là cư dân của Saint John. Tất cả được bầu với nhiệm kỳ hai năm phục vụ trong Lập pháp đơn viện của Quần đảo Virgin.

Quần đảo Virgin thuộc Mỹ bầu thống đốc lãnh thổ 4 năm một lần từ năm 1970. Các thống đốc trước đây được bổ nhiệm bởi tổng thống Hoa Kỳ.

Quần đảo Virgin thuộc Mỹ có tòa án quận, tòa án hình sự và tòa án tối cao. Tòa án quận có trách nhiệm về luật lệ liên bang, trong khi tòa án hình sự có trách nhiệm về luật ở mức độ xét xử và tòa tối cao có trách nhiệm nhận các vụ kháng cáo từ tòa hình sự vào ngày 29 tháng 1 năm 2007 hay sau đó. Những kháng cáo đệ trình trước ngày đó thì được xử tại phiên phúc thẩm của tòa án quận. Các thẩm quán được bổ nhiệm theo trình tự bởi tổng thống và thống đốc.

Quốc hội Hoa Kỳ có tổ chức vài lần trưng cầu dân ý địa phương để hỗ trợ quyền tự quyết của quần đảo. Cũng giống như Puerto Rico, dân cư ngụ trên đảo được lựa chọn độc lập, tình trạng hiện thời không đổi hoặc là trở thành tiểu bang. Tuy nhiên những biện pháp này đều thất bại, không hấp dẫn đủ sự chú ý của người dân hoặc cử tri đi bầu để tạo ra số phiếu bầu đa dạng, làm cho đa số là không thể nào và như thế quần đảo được giữ nguyên tình trạng lãnh thổ hiện thời cho một khoảng thời gian dài trong tương lai. Theo lý thuyết thì chỉ khi nào người Puerto Rico đòi hỏi quyền tự quyết thì có lẽ đó là chất xúc tác cho mối quan tâm chính trị tại Quần đảo Virgin thuộc Mỹ cũng như ở các lãnh thổ khác của Mỹ.

Thật là nhiều điều gây tranh cãi, những nỗ lực bởi chính phủ liên bang trong việc bình thường hóa tình trạng của các lãnh thổ chưa sáp nhập hoàn toàn bị Ủy ban Đặc trách Vấn đề xóa bỏ Thuộc địa Liên Hiệp Quốc làm ngơ và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ hiện thời đang trong danh sách Các lãnh thổ Phi Tự trị của Liên Hiệp Quốc.